ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN SAU CHỤP VÀ CAN THIỆP MẠCH VÀNH QUA DA TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Văn Tú Hoàng,Tiến Dũng Nguyễn,Quang Toàn Nguyễn, Đức Minh Đặng

Tạp chí Y học Việt Nam(2023)

引用 0|浏览23
暂无评分
摘要
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương thận cấp (TTTC) và mối liên giữa một số yếu tố với tổn thương thận cấp ở bệnh nhân được chụp và can thiệp động mạch vành qua da. Đối tượng: 127 bệnh nhân được chụp, can thiệp động mạch vành qua da tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 09/2021 tới tháng 09/2022. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân 68,0 ± 10,9 tuổi, nam giới chiếm 61,4%. Suy thận chiếm 36,2%, đái tháo đường 28,3%, thiếu máu 29,9%, suy tim 40,9%. Mức creatinin trung bình trước thủ thuật 101,1 ± 42,3 µmol/l. Thể tích cản quang trung bình được dùng 216,0 ± 86,2 ml, 21,3% bệnh nhân được dùng thể tích cản quang vượt quá thể tích cản quang tối đa cho phép (MACD). 29/127 bệnh nhân (chiếm 22,8%) có tổn thương thận cấp sau thủ thuật chụp và can thiệp động mạch vành qua da, trong đó giai đoạn 1 là 18,9%, giai đoạn 2 là 3,9%. 9 bệnh nhân (7,1%) tử vong nội viện. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sau chụp và can thiệp động mạch vành: Đái tháo đường, suy thận, suy tim, thể tích cản quang > MACD, ≥ 75 tuổi. Thể tích cản quang đã dùng vượt quá MACD là yếu tố gia tăng nguy cơ cao nhất tổn thương thận cấp (OR 21,39; 95% CI: 7,46 – 61,28; p < 0,05). TTTC có liên quan tới gia tăng nguy cơ tử vong nội viện sau PCI (OR 36,95; 95%CI 4,38 – 311,5; p < 0,0001). Kết luận: Tỷ lệ tổn thương thận cấp sau thủ thuật chụp và can thiệp động mạch vành còn cao. Đái tháo đường, suy tim, suy thận, thiếu máu, thể tích cản quang được dùng vượt quá MACD, ≥ 75 tuổi làm gia tăng TTTC sau PCI. TTTC có liên quan tới gia tăng có ý nghĩa nguy cơ tử vong nội viện.
更多
查看译文
AI 理解论文
溯源树
样例
生成溯源树,研究论文发展脉络
Chat Paper
正在生成论文摘要