THỂ CHẾ ĐỐI VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƯỚC TẠI DOANH NGHIỆP – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Tạp chí Quản lý và Kinh tế Quốc tế(2022)

引用 0|浏览6
暂无评分
摘要
Tại Việt Nam, một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong quản lý nhà nước chủ yếu ở khía cạnh là đại diện sở hữu toàn dân, nói cách khác là nhà đầu tư, quản lý, sử dụng tài sản công chưa hiệu quả, trong đó quản lý doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân chính của tình trạng trên là do trước đây chúng ta chưa tách chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra khỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Sự ra đời của Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (tên giao dịch quốc tế là CMSC) theo Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ và Nghị định số 131/2018/NĐ-CP ngày 29/9/2018 của Chính phủ với vai trò là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước chuyên trách, chuyên nghiệp được kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng phân tán quyền chủ sở hữu vốn nhà nước, đồng thời tạo điều kiện cho các bộ, UBND cấp tỉnh tập trung năng lực vào thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, thay vì vừa phải quản lý nhà nước, vừa phải quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN như hiện nay. Để góp phần hoàn thiện thể chế hoạt động của cơ quan quản lý vốn nhà nước, việc nghiên cứu mô hình quản lý vốn nhà nước ở một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam là một yêu cầu cần thiết hiện nay.
更多
查看译文
关键词
doanh nghiệp nhà nước,cơ quan quản lý vốn nhà nước,kinh nghiệm quốc tế,thể chế
AI 理解论文
溯源树
样例
生成溯源树,研究论文发展脉络
Chat Paper
正在生成论文摘要